Chất liệu gỗ luôn là cảm hứng trong các thiết kế nội thất. Mộc mạc, đơn giản nhưng gỗ làm không gian thêm sang trọng, ấm áp. Nó mang một nét gì đó quyền quý mà hoài cổ. Thế nhưng, gỗ đang dần bị khai thác quá mức, dẫn đến khan hiếm. Vì vấn đề bảo vệ rừng, các loại gỗ công nghiệp đang dần thay thế gỗ tự nhiên. Trong đó bạn có thể kể đến gỗ ghép thanh. Hãy cùng tìm hiểu gỗ ghép thanh là gì? và chúng được sử dụng như thế nào nhé!

Nội dung bài viết
Giới thiệu về gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ ghép lại với nhau. Nhờ công nghệ dán, ép hiện đại, những thanh gỗ nhỏ đó trở thành tấm ván gỗ lớn. Tuy cấu tạo từ gỗ tự nhiên nhưng gỗ ghép thanh được xếp hàng gỗ công nghiệp.
Bởi nó đã được qua quá trình xử lý hóa chất, khắc phục nhược điểm của gỗ tự nhiên. Gỗ ghép thanh chống thấm nước, cong vênh và mối mọt khá tốt; độ bền cơ học, chịu lực khá cao. Về tính thẩm mỹ, loại gỗ này giữ được đường vân, màu sắc của tự nhiên nhưng không đồng đều. Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế đã tận dụng sự không đồng đều này để tạo sự độc đáo.
Các loại khớp nối trong gỗ ghép thanh

Ghép nối đầu (finger): mối ghép này được sử dụng để ghép những thanh gỗ có chiều dài khác nhau, cùng độ dày. Hai đầu thanh gỗ được cắt dạng hình răng cưa theo chiều dọc. Khi ghép sẽ lộ vết răng cưa lên bề mặt

Ghép cạnh: khác chiều dài, cùng độ dày. Hai đầu răng cưa theo chiều ngang.

Ghép giác: các đầu nối được theo một hình vẽ bất kỳ, không bắt buộc phải là răng cưa.

Ghép song song: Sau khi ghép nối đầu, ghép cạnh hay ghép giác thành những thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Các thanh gỗ đó được ghép song song lại thành ván gỗ lớn. Mối ghép song song này chỉ dùng để ghép những thanh gỗ dài ngang nhau nhưng chiều rộng khác nhau.
Tìm hiểu các loại gỗ ghép thanh
Phân loại theo chất gỗ
Có nhiều loại gỗ nhưng gỗ ghép được tập trung chủ yếu 4 loại: gỗ thông, gỗ keo, gỗ cao su và gỗ sồi.
– Gỗ thông ghép: khá mềm và nhẹ, dễ di chuyển, chịu lực tốt. Bề mặt gỗ thông dễ nhuộm màu, đánh bóng. Vậy nên, gỗ ghép thông được sử dụng khá nhiều trong thiết kế nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ.
– Gỗ keo ghép: Bản chất gỗ keo dẻo dai, độ bền cơ học cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Nó phù hợp làm palette và các sản phẩm nội thất.
– Gỗ cao su ghép: có đường vân tự nhiên khá đẹp, màu sáng sang trọng. Trong thiết kế thi công nội thất, gỗ cao su ghép thanh dễ phủ màu trang trí.
– Gỗ sồi ghép: có vân gỗ to dài, màu sắc trẻ trung hiện đại và độ bền cao. Với kết cấu vốn có đó, gỗ sồi được nhiều các nhà sản xuất ưa chuộng. Nó dễ gia công, bám ốc và đinh vít tốt.
Phân loại theo bề mặt

Bề mặt gỗ ghép thanh được xử lý với những cách thức khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau. Có ba mức chất lượng xử lý bề mặt:
Mức A: đường chỉ đen, mắt chết trên ván gỗ được xử lý sạch sẽ, hài hòa.
Mặt B: mặt gỗ ghép chưa được xử lý hoàn toàn các mắt chết và đường chỉ đen.
Mặt C: nhiều đường chỉ đen và mắt chết mà màu sắc lại rất kém.
Với 3 bề mặt như vậy, người ta tạo thành 5 loại ván gỗ ghép thanh khác nhau.
– Gỗ ghép loại A/A: hai mặt gia công đẹp, chất lượng tốt. Người ta dùng để gia công đồ nội thất chất lượng
– Gỗ ghép loại A/B: Một mặt đạt chất lượng A, một mặt chất lượng B. Mặt hướng ra ngoài đẹp, dùng sản xuất mặt bàn, cửa tủ, vách ngăn.
– Gỗ ghép loại A/C: tuy chất lượng bề mặt C không được đẹp nhưng sử dụng bề mặt chất lượng A để làm sàn nhà hay ốp tường.
– Còn loại các loại gỗ ghép thanh B/C và C/C có chất lượng khá kém, màu sắc không đẹp, không có tính thẩm mỹ cao.
Ứng dụng các loại gỗ ghép thanh trong nội thất
Bạn có thể thấy gỗ ghép thanh nhiều trong các thi công nội thất. Màu sắc tự nhiên, kiểu dáng gỗ mộc mạc này ngày càng được nhiều sự thích thú.
Một số ứng dụng có thể kể đến như: làm bàn, ghế, vách ngăn, cửa, tủ, sàn, ốp tường, …
Tham khảo ngay dưới đây một số công trình dự án nội thất từ gỗ ghép thanh.







Báo giá các loại gỗ ghép
Chất liệu gỗ ghép thanh khác nhau thì giá cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như gỗ ghép cao su giá thường rẻ hơn gỗ thông ghép thanh. Hay đơn giản là chất lượng bề mặt hai tấm gỗ cùng kích thước, đương nhiên giá loại AC sẽ cao hơn giá CC. Ngoài ra, kích thước, độ dày cũng làm giá thay đổi. Tùy mỗi thời điểm giá gỗ ghép thanh có thể thay đổi. Để nhận được báo giá chính xác, bạn hãy tìm đơn vị cung cấp và yêu cầu hỗ trợ.
Bạn có thể tham khảo mẫu một bảng báo giá gỗ ghép thanh:

Hiện nay, DecoFuni đã và đang thiết kế thi công nội thất bằng gỗ ghép cho rất nhiều khách hàng. Với phong cách nội thất gỗ mộc mạc, gần gũi cho các công trình thêm sang trọng mà ấm áp. Nếu bạn muốn được tư vấn thiết kế và thi công nội thất công trình với gỗ ghép thanh? Vui lòng liên hệ với chúng tôi DecoFuni: 093 8605 886 – 0888 794 979 tại 23/4 Lâm Thị Hố – P.Tân Chánh Hiệp – Quận 12 – TpHCM.
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết về loại gỗ ghép này.